Hot:
Home / Kỹ thuật nuôi chim trĩ / Nuôi chim trĩ- xây dựng chuồng nuôi trĩ đúng kỹ thuật

Nuôi chim trĩ- xây dựng chuồng nuôi trĩ đúng kỹ thuật

1. Xác định địa điểm xây dựng chuồng nuôi chim trĩ

Vị trí xây dựng chuồng nuôi nuôi chim trĩ phải chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, xa ao hồ, thuộc vùng có khí hậu tương đối điều hoà, thoáng mát. Phải cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác nhằm hạn chế lây lan bệnh tật.

Đặc biệt chuồng trĩ phải yên tĩnh, chim trĩ do còn bản năng hoang dã cho nên chúng rất sợ tiếng động mạnh. Khi có tiếng động chúng thường bị kích động bay loạn xạ gây tác hại nghiêm trọng. Có nguồn nước sạch đảm bảo, có khả năng mở rộng quy mô khi cần thiết.

2. Xác định hướng chuồng nuôi

Chăn nuôi quảng canh tận dụng thông thoáng tự nhiên, tốt nhất  làm  chuồng theo hướng đông nam để đón gió mát vào mùa hè và tránh gió rét vào mùa đông. 

Chăn nuôi theo quy mô lớn, hình thức công nghiệp và làm chuồng kín tốt nhất là làm chuồng có trục song song với hướng gió chính (hướng đông nam) để khi quạt đẩy không khí từ chuồng ra xuôi chiều gió làm giảm chi phí.

hướng chuồng trại nuôi chim trĩ
Xác định hướng xây chuồng

3. Cấu tạo chuồng nuôi chim trĩ

Việc làm chuồng trại cho chim trĩ cũng khá đơn giản, ta có thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ, chuồng lợn, chuồng bò, chuồng gà….đảm bảo vệ sinh thoáng mát, và kín để chim không bay mất.

Chuồng nuôi chim trĩ đơn giản
Chuồng nuôi chim trĩ đơn giản, tận dụng chuồng cũ

Vật liệu làm chuồng chim trĩ có thể sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương như: Tre, nứa, gỗ ..vv.

 Diện tích chuồng nuôi tuy thuộc vào quy mô của trại cũng như dụng cụ thiết bị chăn nuôi và mức độ cơ giới hoá thông thường các dãy chuồng chim theo phương thức công nghiệp có chiều dài từ 30 – 50m, chiều rộng từ 7 – 10m chiều cao (không kể mái) là 2,5 – 3m. 

 Đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm như đất nước ta nuôi theo kiểu thông thoáng tự nhiên không nên làm chuồng rộng quá 10m sẽ ảnh hưởng đến độ thông thoáng chuồng nuôi.

Chuồng nuôi chim chia thành các ô nhỏ để nuôi. Mỗi ô chuồng nên để 25% diện tích ngoài trời làm khu tắm cát và để cho chim đẻ trứng, 75% diện tích còn lại để cho chim ăn uống và ngh  ngơi. 

Khi chưa có điều kiện nuôi ở quy mô lớn và chưa có nhiều kinh nghiệm, nên đầu tư theo dạng mô hình này để phát triển và gây giống sau đó mới tiếp tục phát triển ở quy mô lớn hơn.

Chuồng nuôi chim trĩ đơn giản
Chuồng nuôi chim chia thành các ô nhỏ 

 Tuỳ theo quy mô chăn nuôi, điều kiện từng gia đình mà ta có những kiểu thiết kế chuồng nuôi khác nhau nhưng nhìn chung kết cấu chuồng phải thoả mãn các yêu cầu sau

  • Nền móng: Phải đảm bảo vững chắc chịu được lực nén của phần trên và chống ẩm tốt. Thường thì làm nền bằng gạch lát hoặc láng xi măng cát có độ dốc thích hợp, dễ sát trùng, dễ làm vệ sinh.
  • Mái chuồng làm bằng vật liệu tương đối nhẹ nhưng bền vững  và cách nhiệt tốt để chống nóng cho chim. Có thể lợp mái  bằng ngói, tôn, fibroximăng hoặc lá tranh, rơm. Mái nên có màu sáng để cách nhiệt tốt hơn. Mái lợp qua vách chuồng khoảng 1m, để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng, độ dốc của mái khoảng 30o đễ dễ thoát nước mưa. Làm một mái hoặc 2 mái.
chuồng nuôi chim trĩ tận dụng vật liệu địa phương
Mái chuồng sử dụng vật liệu có sẵn của địa phương
  • Chuồng nên có trần cách nhiệt, giữa trần và đ nh tường nên có khe thoát nhiệt để thường xuyên thoát khí nóng vào mùa hè. Vật liệu làm trần tốt nhất là các tấm xốp, nếu không có điều kiện thì có thể làm bằng các tấm bạt, cót ép. 
  • Khung và tường: Khung nhà phải bền vững chịu được gió mạnh và đỡ được mái thường xây bằng gạch, trụ bê thông hoặc trụ kim loại. Tường xây cách hiên 1 – 1,5 m, vách ch  nên xây cao 30 – 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng 

+ Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa… Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho chim trĩ tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn chim còn nhỏ.

Sử dụng bạt che chống rét cho chim trĩ
Sử dụng bạt che chống rét cho chim trĩ

4. Làm lồng úm chim con

  • Trong thời gian úm từ 0 – 4 tuần tuổi để tập trung nguồn nhiệt, tránh gió lùa nên sử dụng lồng úm với chiều cao 40 – 50cm; chiều dài 1,0 – 1,2m; chiều rộng 0,7 – 0,9m. 
  • Xung quanh được đóng bằng gỗ ép, cót ép hoặc lưới ô nhỏ để tránh chim bay. 
  • Cửa lồng có thể nằm ở phía trên hoặc phía ngang tuỳ điều kiện cụ thể. Mỗi lồng như vậy có thể nuôi từ 40 – 60 chim non.
Lồng úm chim trĩ giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi
Lồng úm chim trĩ giai đoạn 0 – 4 tuần tuổi

– Cũng có thể sử dụng cót ép, để quây úm cho chim trĩ giai đoạn 0 – 4 tuần tuổi.

Quây úm sử dụng cót ép
Quây úm sử dụng cót ép
  • Làm chuồng nuôi giai đoạn từ 5 – 12 tuần tuổi

 Giai đoạn này, một con chim cần 0,5 m2 tổng diện tích sàn bên trong chuồng nuôi và 2 m2 diện tích nền bên ngoài được dùng cho việc vận động. Chuồng nuôi có khu đổ cát để chim tắm cát.

Xung quanh chuồng phải có lưới quây để chim khỏi bay đi. 

 Bên ngoài lớp lưới của sân chơi có thể phủ lên những cành cây giúp cho môi trường sống giống với các điều kiện tự nhiên. 

  • Làm chuồng nuôi giai đoạn trên 12 tuần tuổi

  Ở giai đoạn này chuồng đảm bảo diện tích nuôi 1- 2 con/m2. Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim. 

Chuồng nuôi chim trĩ giai đoạn trên 12 tuần tuổi
Chuồng nuôi chim trĩ giai đoạn trên 12 tuần tuổi

 Nếu tốn kém trong việc chia chuồng ra nhiều ô nhỏ thì có thể chọn phương án nuôi tập trung (quần thể). Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới mắt cáo. Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp proximăng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài.

 Nền chuồng được rải một phần hoặc toàn bộ cát, sử dụng loại cát vàng, để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần còn lại có thể sử dụng bằng nền betông, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi.

5. Làm chuồng cho chim sinh sản

  Làm chuồng cho chim lớn: Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim 

Chuồng chim trĩ sinh sản
Chuồng chim trĩ sinh sản 

 Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo khung cơ bản sau: Rộng ngang: 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 – 2,8 m. Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 -25 cá thể chim bố mẹ sinh sản hoặc 30 – 40 cá thể chim hậu bị.

6. Xây dựng một số công trình phụ quan trọng

  • Kho chứa thức ăn

Ngoài những kho nhỏ bố trí ở từng chuồng nuôi để chứa thức ăn cùng dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y…. toàn trại cần một kho chứa thức ăn chung. Sức chứa của kho dựa trên những yếu tố sau

       + Hướng sản xuất, số lượng đầu con và mức thu nhận thức ăn của chim.

       + Mỗi trại chim cần có số lượng thức ăn dự trữ ít nhất một tuần.

       + Cứ 2m3 kho có thể chứa được 1 tấn thức ăn hỗn hợp đã đóng bao.

Kho chứa thức ăn có nền xi măng hoặc lát gạch để dễ quét dọn. Trong kho, thức ăn không được đặt trực tiếp xuống nền mà phải đặt trên các giá cao cách mặt đất khoảng 20 – 25cm và cách tường ít nhất 20cm để tránh ẩm mốc.

  • Phòng bảo quản trứng

Đối với những cơ sở chăn nuôi chim trĩ đẻ cần có một phòng bảo quản trứng phòng bảo quản phải đảm bảo tối, mát, không có ánh sáng lọt vào. Kích thước của phòng bảo quản trứng phụ thuộc vào số lượng chim sinh sản và sức đẻ trứng của chúng.

  • Cổng trại nuôi chim      

+ Nếu trại lớn xây dựng 2 hố sát trùng nhỏ 2 bên để người chăn nuôi đi lại và một hố sát trùng lớn ở giữa ch  dành cho xe  vận chuyển thức ăn, chim ra vào trại.

+- Trại nuôi theo kiểu gia đình thì ch  cần thiết kế một hố sát trùng chung là được.

+ Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột.

Các bài viết liên quan:

About nhunguyen

Nhu Nguyễn Founder tại Larva Farm. 1 ly cafe ngon và 1 mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
0969.470.592