4.1. Chuẩn bị dụng cụ
4.1.1. Rèm che
- Đối với hệ thống chuổng hở, nhất thiết phải có rèm che để che mưa, nắng, gió, rét.
- Rèm che làm bằng vải bạt, bao tải…sử dụng che phía bên ngoài chuồng nuôi. Đầu trên của rèm treo cách mái nhà 30 – 35cm để không khí lưu thông, đầu dưới phủ kín mép tường lửng 20cm.
4.1.2. Lồng, quây úm chim con
- Lồng úm và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa chim vào nuôi 15 – 20 ngày.
- Lồng úm phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét nước vôi đặc nồng độ 40%. Sau đó để khô phun tiêu độc bằng xút 2% (NaOH) với liều 1 lít/m2 hoặc bằng các loại thuốc sát trùng khác như Foocmol 3% phun 2 – 3 lần.
- Trước khi thả chim trĩ vào nuôi 1 – 2 ngày phun tẩy uế lại bằng Formalin 3% và đóng kín cửa. Sau khi phun 5h mở cửa cho thông thoáng bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả chim.
- Nếu như chồng trại xây mới thì có thể ch dùng thuốc sát trùng Virkon®S của hãng Bayer: Pha 100g với 10 lit nước, phun 300ml/m2, phun toàn bộ trại bao gồm nền, tường, bồn ăn uống, không khí, giày ủng. Hầu hết các kiểu úm gia cầm đều phù hợp cho việc úm chim Trĩ.

– Chim trĩ mới nở khi đã khô lông, ta chuyển chim sang lồng úm với diện tích như sau:
+ Chiều rộng 1m, chiều dài 1,5m, chiều cao 0,70m. Với diện tích này, có thể úm 70-80 cá thể chim non.
Lưu ý: Lồng úm cho chim non ta sử dụng lưới mắt cáo loại nhỏ (lưới sàn cát)
+ Sau 1 tuần chim lớn ta tách chim ra làm 2 lồng.
+ Sau 2 tuần ta chuyển chim từ lồng úm bằng lưới mắc cáo sang lồng úm với lưới to hơn (gấp đôi lưới mắc cáo) để phân chim dễ lọt xuống sàn và không bị dính vào chân của chim khi chúng di chuyển.
+ Giai đoạn từ 3 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi: Tùy theo số lượng của chim, có thể điều ch nh diện tích lồng úm cho phù hợp
Lưu ý: Diện tích phải đủ rộng để tránh trình trạng chim cắn mổ lông
4.1.3. Chụp sưởi
- Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hòng ngoại, hệ thống dây may so, bếp điện, bếp than hoặc điềm gas…Chụp sưởi được đặt ở giữa lồng nuôi chim.
- Bóng hồng ngoại được treo cách nền chuồng từ 30 – 60cm, hệ thống dây may so đặt cách nền từ 20 – 30cm, đối với hệ thống bếp than phải có ống dẫn khí ra ngoài chuồng nuôi. Bóng điện 60 – 100W treo cách nền 30 – 60cm và có chao đèn để tập trung nhiệt vào lồng. Lò sưởi điện, bếp điện, bếp đốt củi hoặc đốt trấu đặt cách nền 20 – 30cm để đảm bảo an toàn cho chim.
- Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận chim về một thời gian để đảm bảo nhiệt độ trong lồng nuôi.


- Dùng chụp sưởi điện công suất 1KW, mỗi chụp gồm 2 – 4 bóng sưởi tuỳ theo công suất của bóng.
- Nuôi úm chim con giai đoạn từ 0 đến 4 tuần cung cấp nhiệt sưởi đủ ấm cho chim con quan trọng hơn việc cho ăn vì nếu không cung cấp đủ nhiệt chim bị lạnh sẽ không ra ăn cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử dụng chụp sưởi và bóng điện đủ công suất.
4.2. Điều chỉnh nhiệt độ úm
Đây là phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất trong khâu kỹ thuật úm chim trĩ.
Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 24/24 giờ cho chim, nếu mất điện phải có phương án thay thế kịp thời (Ví dụ: Máy phát điện, Ăc quy,… để thắp bóng điện sưởi, hoặc tăng thêm độ dày của sàn lót, thu nhỏ quây lồng úm,….)
Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của chim đối với nhiệt độ.
- Nếu chim tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, chim đang bị lạnh. – Nếu chim tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều ch nh giảm nhiệt độ.
- Nếu chim tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần phải che lại hướng gió thổi.
- Khi đủ nhiệt chim ăn uống bình thường, ngủ, ngh tản đều.

Nhiệt độ úm chim trĩ điều ch nh giảm dần theo ngày tuổi theo bảng sau
Bảng. Nhiệt độ úm chim trĩ theo các giai đoạn
Tuổi ( ngày ) | o Nhiệt độ trong lồng úm C |
1-3 | 38 |
4-6 | 37 |
7-10 | 35 |
11-14 | 33 |
15-30 | 31 |
* Xác định thời gian chiếu sáng cho chim
+ Khi úm chim trĩ con có thể sử dụng bóng điện vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm cho chim. Nếu sử dụng nguồn sưởi bằng bóng hồng ngoại, chụp gas thì cần bổ sung thêm bóng sáng để kích thích khả năng tiêu thụ thức ăn của chim.
+ Giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi ta chiếu sáng 24/24 . Với diện tích chuồng nuôi như trên ta có thể gắn 2 bóng đèn loại 75W.
+ Sau 5 – 9 tuần giảm thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 – 9 lợi dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 3W/m2 là đủ.
4.3. Định kỳ kiểm tra tình hình chim trĩ
- Định kỳ tối thiểu 1 – 2 tiếng/lần phải kiểm tra chim 01 lần xem chim nào có biểu hiện bất thường như ủ rũ, tiêu chảy vv… để có phương án xử lý.
- Tránh tình trạng lồng úm quá nóng, thiếu bóng điện hoặc quá nhiều bóng
4.4. Sử dụng thức ăn, nước uống
- Nước là nhu cầu đầu tiên của chim khi mới xuống chuồng. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất là pha thêm 5g đường Glucoz và 1g Vitamin C/lít nước cho những ngày đầu, nước uống cho chim không được lạnh tốt nhất là hơi ấm 20 – 21oC trong vài ngày đầu.
- Sử dụng chụp nước tự động bằng nhựa 0,6 – 0,8 lít/50 chim non. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho chim dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất. Tuân thủ cho chim uống nước trước, sau 2 – 3 giờ mới cho thức ăn.
- Sau khi chim nở ra, cho chim uống nước khoảng 2 tiếng rồi ta mới bắt đầu cho chim ăn (thức ăn cho chim là loại cám gà tổng hợp chuyên dùng cho gà con, máng ăn và bình nước uống cũng chuyên dùng cho gà con), nên sử dụng thức ăn tốt nhất cho chim.
+ Sau 1 tuần bổ sung thêm rau xanh bằng cách cắt nhỏ và bỏ vào máng ăn cho chim.
4.5. Sử dụng thuốc phòng
- Chim con mới nở ra, do lòng đỏ chưa tan. Trong 2 ngày đầu ta dùng thuốc úm pha vào nước cho chim uống.
* Lưu ý: Nước cho chim uống là nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội, liều lượng thuốc cho chim uống được hướng dẫn chi tiết trên bao bì gói thuốc.

Mục đích: Cho lòng đỏ tiêu bớt và tránh trình trạng chim đi phân tiêu chảy do chim bắt đầu tập ăn.
- Từ ngày thứ 3 trở đi ta cho chim uống nước sạch hoặc cung cấp thêm vitamin cho chim như: ADE, Becomlec, Vit C, Điện giải….. Cứ 5 ngày ta cho chim uống thuốc tiêu chảy 1 ngày, các ngày còn lại ta cho chim uống nước sạch và tốt nhất là bổ sung thêm vitamin cho chim.
- Quy trình này được lặp lại và chú ý theo dõi phân của chim để có thể biết được trình trạng sức khỏe, theo dõi mức độ linh hoạt của chim để có thể xử lý kịp thời.
4.6. Xác định quy trình phòng bệnh bằng Vaccin
- Chim trĩ đỏ thuộc loại động vật hoang dã quí hiếm nên rất ít bệnh xảy ra, tuy nhiên ta phải tiêm phòng vaccin đầy đủ cho chim. Quy trình tiêm phòng vaccin cho chim trĩ cũng giống như quy trình tiêm phòng vaccin trên gia cầm.
- Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất vaccin nên quy trình tiêm phòng cũng khác nhau giữa các hãng.
- Lịch tiêm phòng vaccin này do các bác sỹ thú y hướng dẫn chi tiết và phụ thuộc vào điều kiện dịch tễ của từng vùng.
- Các bệnh chính được tiêm phòng như: Bệnh Gumboro, bệnh Newcastle(
bệnh dịch tả) …(trình bày ở bài 5)