1.1. Đặc điểm một số loại thức ăn cho chim trĩ
1.1.1. Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng
Vai trò của nhóm này để duy trì hoạt động sống của chim góp phần tạo nên sản phẩm thịt, trứng. Nếu thiếu năng lượng chim trĩ lớn chậm, hấp thu đạm kém.
Nhóm này bao gồm một số loại củ (sắn, khoai), hạt ngũ cốc và phụ phẩm, các chất dầu, mỡ. Trong các hạt ngũ cốc thì ngô là thức ăn cung cấp năng lượng quan trọng nhất đối với chim trĩ.
+ Ngô: là loại thức ăn chính cung cấp năng lượng cho chim trĩ. Trong 1kg ngô có giá trị 3200 – 3400kcal năng lượng trao đổi. Hàm lượng xơ trong ngô thấp, hàm lượng protein thô chiếm từ 8 – 13% (tính theo vật chất khô). Ngô chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô.
Lipit của ngô từ 3 – 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine.
Ngô gồm 3 loại là ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố phytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau.
Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate.
+ Thóc: Thóc có 2 phần là vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 – 13% protein thô và 10 – 15% lipit.
Thóc
Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn dùng làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa.
+ Tấm: Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi. Thành phần bột đường 72%, Protein 8,4%.
+ Cám gạo: Cám gạo là phụ phẩm chính trong ngành xay sát. Trong cám gạo có 12 – 14% protein thô, 14 – 18% dầu. Dầu trong cám gạo rất dễ bị oxi hoá, do đó cám gạo khó bảo quản và dự trữ. Trong cám gạo có nhiều vitamin nhóm B đặc biệt là B1. Trong 1kg cám gạo có khoảng 22,2mg B1, 13,1mg B6, và 0,43mg Biotin. Trong khẩu phần ăn của chim nếu nhiều cám gạo dễ dẫn đến thiếu kẽm.
+ Sắn: Củ sắn có chứa nhiều tinh bột, nhưng ít protein, vitamin, chất khoáng. Trong củ sắn tươi có: 18,5% gluxit. 1,17% protein. 0,25% Lipit, và 14% là chất xơ.
- Củ sắn khô bóc vỏ có 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,8% lipit.
Trong sắn có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ làm giảm được độc tố này.
- Sắn tươi bóc vỏ phơi khô và ngâm nước 24-48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng độc tố trong sắn.
1.1.2. Nhóm thức ăn cung cấp protein
* Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật:
+ Đậu tương:Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến đối với gia cầm. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất, và 16 – 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các chất ức chế enzyme protease, lectine, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin, goitrogen (chất gây bướu cổ).
Sự có mặt của các chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ do đó ta có thể xử lý nhiệt đối với đậu tương trước khi chế biến thức ăn cho chim. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá
+ Khô dầu đậu tương:Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương. Trong khô dầu đậu tương ch tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12.
Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần giống với hạt đậu tương.
Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khô dầu đậu tương khá an toàn khi sử dụng nuôi chim. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi.
+ Lạc:Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế, lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà ch sử dụng dạng phế phụ phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức ăn này cho gia cầm cần phải xử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm lượng antitrypsine.
+ Khô dầu lạc: Trong khô dầu lạc có 35 – 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine. Ngoài ra trong khô dầu lạc không có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12.
* Thức ăn giầu đạm có nguồn gốc động vật:
Thức ăn có nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao, khả năng tiêu hoá hấp thu, giá trị dinh dưỡng cao và được cân đối rất cao so với thức ăn thực vật. Thức ăn có nguồn gốc động vật không ch cung cấp cho chim nguyên liệu có nhiều đạm mà còn là cung cấp loại đạm có giá trị sinh học cao.
Vì vậy, trong khẩu phần thức ăn cho chim trĩ chúng cần chiếm một tỷ lệ thích hợp tùy theo khả năng người ta cân đối chất dinh dưỡng theo nhiều cách khác nhau, phối hợp nhiều nguyên liệu thức ăn khác nhau.
Nguồn cung cấp đạm động vật rất phong phú. ví dụ: Bột cá, bột thịt, bột máu v.v…
+ Bột cá: Là loại nguyên liệu chứa hàm lượng protein có giá trị sinh học cao, đứng đầu bảng trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Protein của bột cá chứa đầy đủ các amino acide với hàm lượng cao và ổn định các amino acide không thay thế.
Protein bột cá rất giàu amino acide không thay thế đặc biệt là methionin, lizin, cyxtin. Bột cá còn có nhiều can xi, phốt pho là nguồn chất khoáng đa lượng có giá trị đối với gia cầm. Ngoài ra nó còn giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin D, E, có nhiều vitamin B12 và colin.Trong bột cá còn rất giàu khoáng vi lượng ví dụ: Fe, Cu, Zn, Mn… Bột cá dùng cho gia cầm hàm lượng muối < 0,5%. Ở Việt nam có nhiều loại bột cá phân loại hạng như sau:
Bột cá loại 1. Hàm lượng protein > 50%
Bột cá loại 2. Hàm lượng protein 45 – 50%
Bột cá loại 3. Hàm lượng protein 35 -45%
Khi sử dụng bột cá chúng ta nên chú ý: sử dụng theo tỷ lệ cho phép tuỳ từng lứa tuổi giai đoạn.., trước khi xuất chuồng giết thịt 3 – 5 ngày không nên cho ăn bột cá vì bột cá có thể gây nên hiện tượng trứng có mùi tanh của cá, chất lượng sản phẩm có thể bị giảm khi chúng ta sử dụng tỷ lệ bột cá quá cao trong khẩu phần thức ăn của chim, đồng thời khi đó cũng làm cho giá thành nâng cao.
+ Bột thịt, bột thịt xương:Bột thịt và bột thịt xương là sản phẩm được chế biến từ thịt và xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khô.
Bột thịt chứa 60 – 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 – 55% protein thô, chất lượng protein của hai loại này đều cao, axit amin hạn chế là methionine và tryptophan. Mỡ dao động từ 3 – 13%, trung bình là 9%. Bột thịt xương giàu khoáng hơn bột thịt, rất giàu Ca, P và Mg. Bột thịt và bột thịt xương đều giàu vitamin B1.
+ Bột máu khô:Bột máu chứa rất ít lipit và khoáng nhưng rất giàu protein, khoảng 80% protein thô. Tuy vậy, protein của bột máu chất lượng rất thấp, khả năng tiêu hóa thấp, hàm lượng izoleucine và methionine thấp. Giá trị sinh học và tính ngon miệng của bột máu không cao, nên ch phối hợp cho chim dưới 5% khối lượng khẩu phần, nếu trên mức này sẽ làm cho con vật a chảy.
+ Bột sữa: Sữa khô đã lấy mỡ là loại sản phẩm rất tốt, có giá trị làm thức ăn cho gia cầm, là nguồn cung cấp chất khoáng (trừ Fe và Mn) đối với chim con, ta có thể sử dụng 10 – 15%.
* Nhóm thức ăn cung cấp khoáng, vitamin
Thức ăn khoáng và vitamin bao gồm: Bột sò, muối ăn, premix khoáng vitamin.
+ Premix:
Premix là hỗn hợp của một hay nhiều vi chất cùng chất pha loãng (còn gọi là chất mang hay chất đệm).
Một số premix phổ biến: Premix khoáng, premix khoáng-vitamin, premix khoáng-vitamin-axit amin.
+ Thức ăn khoáng:
Cần bổ sung khoáng vào thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu về khoáng chất của chim. Nếu thiếu khoáng chim sẽ bị rối loạn quá trình trao đổi chất, sinh trưởng bị ngừng trệ.
Nguồn chất khoáng làm thức ăn cho chim:
- Bột vỏ sò:
Dùng vỏ sò, ốc, hến sấy ở nhiệt độ thích hợp rồi đem nghiền thành bột, hay có thể đem nghiền thành bột rồi mới sấy, sau đó bổ sung vào thức ăn để giúp gia súc gia cầm tiêu hóa và hấp thụ tốt.
- Muối ăn:
Các loại muối thường dùng: Muối trong cá khô, muối hạt.
- Bột đá, vôi sống, vôi bột: Bột đá vôi sống được nghiền nhỏ, min được bổ sung hay dùng làm nguyên liệu để xây dựng thức ăn hỗn hợp cho gia cầm. Tỷ lệ sử dụng trong thức ăn hỗn hợp 2 – 7%.
1.1.3. Thức ăn bổ sung
- Axit amin công nghiệp:
Bổ sung axit amin hạn chế vào thức ăn hỗn hợp để tạo sự cân đối, nếu bổ sung axit amin không hạn chế sẽ làm mất sự cân đối.
Trong thực tế, sản xuất có 2 loại axit amin công nghiệp được dùng phổ biến là lyzin và methionin.
Lợi ích khi sử dụng axit amin công nghiệp: Thay thế được một phần thức ăn giàu protein đắt tiền như: Bột cá, bột đỗ tương. Đơn giản hóa thành phần nguyên liệu trong khẩu phần. Giúp lập khẩu phần đậm đặc hơn.
- Các chất chống oxy hóa:
- Chất chống độc tố nấm:
Các chất này làm giảm hoạt lực của chất độc do nấm mốc sinh ra.
- Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi, vị của thức ăn:
Các chất tạo màu: Caroten, chất sắc tố tổng hợp như canthophyl.
Chất tạo mùi: Bổ sung các hương liệu vào thức ăn hỗn hợp để kích thích tính thèm ăn của gia súc gia cầm.
1.1.4. Thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn hỗn hợp hoàn ch nh là các loại thức ăn được hỗn hợp bởi nhiều nguyên liệu đơn lẻ khác nhau từ thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật v.v…và cũng được bổ sung các chất dinh dưỡng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho chim.
- Thức ăn hỗn hợp hoàn ch nh có ưu điểm là cân bằng các thành phần dinh dưỡng như năng lượng, protein, vitamin, khoáng ngoài ra còn bổ sung thêm một lượng rất nhỏ các men tiêu hoá protein, xơ, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, chất chống mốc, chống oxyhoá…
- Tuỳ theo lứa tuổi, giai đoạn phát triển, hướng sản xuất v.v… mà xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp hoàn ch nh cho phù hợp với yêu cầu sinh lý duy trì, phát triển, tăng trọng của chim.
1.2. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ phối trộn
- Các dụng cụ phối trộn như: Các loại máy nghiền, máy trộn thức ăn hoặc xẻng, thúng, xô…
- Các dụng cụ, thiết bị và phương tiện cần được chuẩn bị một cách chi tiết đảm bảo hoạt động tốt.
- Trước khi vận hành cần kiểm tra các dụng cụ, thiết bị và phương tiên có bị hỏng hóc không, nếu hỏng hóc thì có thể sửa chữa hoặc thay thế tuỳ thuộc vào điều kiện của cơ sở hoặc tuỳ thuộc vào mức độ hỏng hóc.
- Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị và phương tiện bằng cách lau chùi sạch sẽ sau đó bảo dưỡng.
- Vận hành thử xem máy móc đã hoạt động tốt chưa nếu chưa thì xem xét nguyên nhân để điều ch nh cho phù hợp.
- Các quy chuẩn về thiết bị dụng cụ. Trang thiết bị dụng cụ phối trộn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Phù hợp, thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh, khủ trùng và bảo dưỡng.
+ Bề mặt của dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải làm bằng vật liệu trơ, không độc và đảm bảo vệ sinh.
+ Thiết bị máy móc phải được bố trí để có thể vận hành đúng với mục đích sử dụng, dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng và thuận lợi cho việc kiểm tra;
+ Thiết bị trộn và các dụng cụ cân đo phải được kiểm tra và hiệu ch nh định kỳ.
+ Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.3. Phối trộn thức ăn
1.3.1. Xây dựng công thức phối trộn Các bước thực hiện phối trộn như sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của chim trĩ ở các giai đoạn. Dưới đây là bảng nhu cầu dinh dưỡng đối với chim trĩ ở các giai đoạn dùng để nuôi thịt thương phẩm hoặc nuôi chim trĩ sinh sản
Bảng. Nhu cầu dinh dưỡng nuôi chim trĩ thương phẩm
Thành phần dinh dưỡng | Giai đoạn (tuần tuổi) | ||
0- 4 | 5 – 9 | 10 – 20 | |
Protein thô (%) | 23 | 21 | 19 |
ME (kcal) | 3000 | 3100 | 3200 |
Lipit (%) | 10 | 8,3 | 7 |
Xơ thô (%) | 5,5 | 4,6 | 3,8 |
Khoáng (%) | 5 | 3,9 | 3,3 |
Ca (%) | 0,8 | 0,8 | 0,7 |
P tổng số (%) | 0,4 | 0,4 | 0,4 |
Lysine (%) | 1,4 | 1,2 | 1 |
Methionine (%) | 0,4 | 0,4 | 0,3 |
Bảng. Nhu cầu dinh dưỡng đối với chim sinh sản
Thành phần dinh dưỡng | Giai đoạn (tuần tuổi) | ||||
0- 4 | 5 – 9 | 10 – 16 | 17 – 32 | Sinh sản | |
Protein thô (%) | 23 | 21 | 19 | 18 | 20 |
ME (kcal) | 2900 | 2850 | 2900 | 2850 | 2800 |
Lipit (%) | 2,5 | 3 | 3 | 3 | 3 |
Xơ thô (%) | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
Khoáng (%) | 5 | 3,9 | 3,3 | 3 | 5 |
Ca (%) | 1,1 | 0,8 | 0,87 | 0,9 | 3 |
P tổng số (%) | 0,65 | 0,65 | 0,61 | 0,6 | 0.6 |
Lysine (%) | 1,77 | 1,31 | 0,93 | 0,9 | 0.7 |
Methionine (%) | 0,56 | 0,47 | 0,3 | 0,3 | 0.3 |
Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải đảm bảo tính ngon miệng của con vật.
Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây:
- Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn khoáng.
- Ấn định một số loại thức ăn khoáng như khoáng vi lượng, premix vitamin…
- Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: Phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA… – Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến.
- Điều ch nh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều ch nh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu chim trĩ theo từng giai đoạn.
1.3.2. Thực hiện phối trộn thức ăn cho chim trĩ
– Thức ăn cho chim trĩ được trộn theo tỷ lệ phù hợp với đặc điểm sinh lý và sinh trưởng, sản xuất của chim ở các giai đoạn. Trên thị trường có nhiều loại thức ăn công nghiệp cho gia cầm, có thể mua những loại thức ăn này về cho chim trĩ ăn đảm bảo cân đối về dinh dưỡng, tuy nhiên giá thành thường cao. Để giảm chi phí có thể kết hợp mua đậm đặc và tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tự sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Việc tự sản xuất lấy thức ăn là một bí quyết thành công trong chăn nuôi chim trĩ, chế biến như thế nào cho tốt để chim trĩ lớn nhanh, tiêu tốn ít thức ăn cho một kg tăng trọng cần phải có kiến thức về các vấn đề cơ bản sau:
+ Thành phần dinh dưỡng của các loại nguyên liệu.
+ Nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn tuổi.
+ Phối trộn các loại nguyên liệu thay thế theo từng địa phương, từng thời giá để giá thành thức ăn hợp lý mà chất lượng vẫn tốt với mục đích cuối cùng là giá thành một cân thịt, trứng rẻ nhất.
+ Bổ sung thêm rau xanh, giun đất, mối cho chim.
+ Nếu sử dụng thức ăn đậm đặc thì tỷ lệ trộn thêm tới 70 – 80%. Có thể trộn thức ăn từ những nguyên liệu có ở địa phương với thức ăn đậm đặc như công thức gợi ý đưới dây hoặc có thể thay thức ăn đậm đặc bằng đầu tương (rang chín, nghiền nhỏ hoặc luộc chín trộn với ngô, cám gạo cho ăn trong ngày) hoặc thay thế bằng giun đất, mối…
Bảng. L-îng thức ăn cho chim trĩ giai đoạn từ 1 – 20 tuần tuổi
Tuần tuổi | Tiêu tốn thức ăn (kg/con/tuần) | Thức ăn cộng dồn | Ghi chú |
1 | 0,05 | 0,05 | |
2 | 0,1 | 0,15 | |
3 | 0,16 | 0,31 | |
4 | 0,20 | 0,51 | |
5 | 0,25 | 0,76 | |
6 | 0,26 | 1,02 | |
7 | 0,28 | 1,30 | |
8 | 0,30 | 1,60 | |
9 | 0,38 | 1,98 | |
10 | 0,42 | 2,4 | |
11 | 0,38 | 2,78 | |
12 | 0,34 | 3,12 | |
13 | 0,35 | 3,47 | |
14 | 0,35 | 3,82 | |
15 | 0,34 | 4,16 | |
16 | 0,32 | 4,48 | |
17 | 0,3 | 4,78 | |
18 | 0,32 | 5,1 | |
19 | 0,32 | 5,42 | |
20 | 0,32 | 5,74 |
Tổng lượng thức ăn cho 1 con chim trong 20 tuần là 5,74 kg
Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn sử dụng đậm đặc với nguyên liệu sẵn có của địa phương
(Đậm đặc sử dụng cám XN 555 của hãng XINAN)
Công thức thức ăn sử dụng cho chim trĩ có độ tuổi từ 0 đến 4 tuần
Stt | Nguyên liệu | Tỷ lệ % |
1 | Bột ngô nghiền | 50 |
2 | Cám gạo | 15 |
3 | Đậm đặc | 35 |
Tổng hỗn hợp | 100 |
Công thức thức ăn sử dụng cho chim trĩ từ 5 – 9 tuần tuổi
Stt | Nguyên liệu | Tỷ lệ % |
1 | Bột ngô nghiền | 50 |
2 | Cám gạo | 10 |
3 | Bột sắn | 10 |
4 | Đậm đặc | 30 |
Tổng hỗn hợp | 100 |
Công thức thức ăn sử dụng cho chim trĩ từ 10 – 20 tuần tuổi
Stt | Nguyên liệu | Tỷ lệ % |
1 | Bột ngô nghiền | 50 |
2 | Cám gạo | 15 |
3 | Bột sắn | 10 |
4 | Đậm đặc | 25 |
Tổng hỗn hợp | 100 |
Cách trộn: Đúng, trộn đều. Lưu ý trộn những loại nguyên liệu phụ; ít trước sau đó trộn dần dần theo nguyên tắc đồng lượng. Tốt nhất cuối cùng nên trộn qua sàng 2 – 3 lần để thức ăn đồng đều. Chế biến pha trộn đến đâu dùng đến đó. Không được trữ thức ăn tồn đọng quá 30 ngày vì dễ bị phân huỷ, hỏng. Chống ẩm cho nguyên liệu dự trữ và thức ăn.
Chú ý:
Nên chọn nguyên liệu còn mới; có mùi thơm, màu sắc đặc trưng. Không sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn bị mốc, ẩm, vón cục, có mùi hoặc màu sắc lạ, lẫn nhiều tạp chất. Nguyên liệu thức ăn bị mốc có chứa độc tố gây ngộ độc, a chảy kéo dài, làm giảm khả năng tăng trọng hoặc đẻ trứng; ngộ độc nặng chim trĩ có thể bị chết hàng loạt.
Chim không ưa thức ăn mặn cho nên khi phối trộn thức ăn phải nhạt, lượng muối tổng số không vượt quá 0,5% .
Kiểm tra, đánh giá chất lượng
– Kiểm tra độ ẩm thức ăn bằng cảm quan: 13 – 14%
– Kiểm tra màu sắc thức ăn đã đạt yêu cầu chưa (mầu vàng, tươi sáng)
- Kiểm tra mùi, vị thức ăn đã đạt yêu cầu chưa (mùi thơm, vị mặn)
- Kiểm tra độ sạch của thức ăn (có lẫn tạp chất không)
Kiểm tra kích thước, độ đồng đều của viên thức ăn (độ mịn và đồng đều của thức ăn).